Quản lý cát nhiễm mặn: Cần dự báo khả năng bồi lắng
- Thứ sáu - 19/05/2017 09:41
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(Xây dựng) - Để chỉ đạo và quản lý cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét khơi thông luồng tại cửa sông, cảng biển, cần dự báo khả năng bồi lắng cũng như có quy chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải và vùng nước cảng biển.
Hiện tại có 21 dự án đã triển khai nạo vét và xuất khẩu cát nhiễm mặn.
Khơi thông tuyến luồng
Tình hình bồi lắng tại các cửa sông, cảng biển liên tục tăng nhanh, gây khó khăn cho hoạt động giao thông đường thủy, ngăn cản tàu thuyền đi lại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cảng biển, phát triển kinh tế biển địa phương và thoát lũ tại các cửa sông.
Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét tại các cửa sông, giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác định khối lượng được xuất khẩu đối với từng dự án cụ thể.
Việc hướng dẫn xuất khẩu cát nhiễm mặn của Bộ Xây dựng được nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng trên cơ sở đáp ứng mục tiêu ưu tiên thông luồng, có giới hạn về số lượng và trong thời gian nhất định. Sau khi hết hạn hướng dẫn, trên cơ sở đề xuất của cơ quan quản lý dự án và UBND các tỉnh có dự án, kiến nghị của doanh nghiệp thực hiện, Bộ Xây dựng xem xét gia hạn, hồ sơ hướng dẫn xuất khẩu cát nhiễm mặn gồm: Quyết định phê duyệt dự án của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chủ đầu tư kèm theo báo cáo dự án; Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Công văn đề nghị xuất khẩu của Bộ, UBND hoặc cơ quan được chủ quản ủy quyền gửi đến Bộ Xây dựng; Công văn của UBND tỉnh xác nhận không có nhu cầu sử dụng cát nhiễm mặn tại địa phương và đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu.
Theo Bộ Xây dựng, chủ trương đã huy động được nguồn lực từ các doanh nghiệp, một số tuyến luồng, cửa sông, cảng biển được khơi thông, tạo điều kiện cho tàu thuyền đi lại thuận lợi, góp phần tiêu thoát lũ nhanh, tăng cường khả năng khai thác của các bến cảng, trong đó có các dự án phục vụ mục đích an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế biển của các tỉnh ven biển, giảm bớt chi phí nạo vét từ nguồn ngân sách, Nhà nước thu được các khoản thuế, phí từ các doanh nghiệp thực hiện dự án, tạo việc làm cho người lao động. Có thể kể đến một số dự án như: Ở cửa Hội (Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh), cửa Gianh (Quảng Bình), cửa Đề Gi (Bình Định), cửa Đà Diễn (Phú Yên), cửa sông Cái (Ninh Thuận), cửa Bến Lội - Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu), luồng phục vụ quân sự tại Vùng 4 Hải quân (Khánh Hòa) và Vùng 5 Hải quân (Kiên Giang).
Kết quả tổng hợp, từ năm 2013 đến nay, Bộ GTVT, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng và UBND các tỉnh đã lập và phê duyệt 40 dự án với khối lượng cát nhiễm mặn tận thu khoảng 250 triệu m3. Bộ Xây dựng đã tổ chức kiểm tra 40 dự án và có văn bản hướng dẫn 38 dự án với khối lượng 45,4 triệu m3, bằng 18,16% khối lượng đã được phê duyệt của các Bộ, ngành địa phương. Hiện tại có 21 dự án đã triển khai nạo vét và xuất khẩu cát nhiễm mặn, còn lại 17 dự án chưa triển khai.
Cần sự đồng thuận
Tuy nhiên, công tác lập, thẩm định, phê duyệt của một số dự án và lựa chọn đơn vị thực hiện dự án còn bất cập và hạn chế, chưa chọn được đơn vị có đủ năng lực triển khai dự án nên thời gian thực hiện kéo dài. Công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường chưa lường hết được tác động phức tạp của quá trình nạo vét đến môi trường. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin số liệu về khối lượng cát nhiễm mặn xuất khẩu của các dự án chưa thường xuyên. Công tác phổ biến tuyên truyền về chủ trương xã hội hóa việc nạo vét chưa kịp thời và đầy đủ, chưa công khai minh bạch trong việc thực hiện dự án để tạo sự đồng thuận.
Bên cạnh đó, do năng lực có hạn, việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án kéo dài, chưa chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt, chưa cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cơ quan báo chí để nắm rõ mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện dự án.
Cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch tại cửa sông, cảng biển chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong các công trình xây dựng, chủ yếu sử dụng để lấp trũng các khu vực ven biển.
Bộ Xây dựng cho biết, để có căn cứ chỉ đạo chủ trương sử dụng cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét khơi thông luồng tại cửa sông, cảng biển và tăng cường công tác quản lý các dự án nạo vét khơi thông luồng tại các cửa sông, cảng biển, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ TN&MT báo cáo tình hình và dự báo khả năng bồi lắng cát tại các luồng lạch, cửa sông cửa biển. Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương sớm hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải và vùng nước cảng biển. Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn phục vụ cho xây dựng trong nước; xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện các dự án nạo vét khơi thông luồng. UBND các địa phương rà soát, tính toán cân đối cung cầu cát sỏi xây dựng, cát nhiễm mặn và vật liệu san lấp.
Khơi thông tuyến luồng
Tình hình bồi lắng tại các cửa sông, cảng biển liên tục tăng nhanh, gây khó khăn cho hoạt động giao thông đường thủy, ngăn cản tàu thuyền đi lại, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của cảng biển, phát triển kinh tế biển địa phương và thoát lũ tại các cửa sông.
Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương xuất khẩu cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét tại các cửa sông, giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra, xác định khối lượng được xuất khẩu đối với từng dự án cụ thể.
Việc hướng dẫn xuất khẩu cát nhiễm mặn của Bộ Xây dựng được nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng trên cơ sở đáp ứng mục tiêu ưu tiên thông luồng, có giới hạn về số lượng và trong thời gian nhất định. Sau khi hết hạn hướng dẫn, trên cơ sở đề xuất của cơ quan quản lý dự án và UBND các tỉnh có dự án, kiến nghị của doanh nghiệp thực hiện, Bộ Xây dựng xem xét gia hạn, hồ sơ hướng dẫn xuất khẩu cát nhiễm mặn gồm: Quyết định phê duyệt dự án của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và chủ đầu tư kèm theo báo cáo dự án; Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; Công văn đề nghị xuất khẩu của Bộ, UBND hoặc cơ quan được chủ quản ủy quyền gửi đến Bộ Xây dựng; Công văn của UBND tỉnh xác nhận không có nhu cầu sử dụng cát nhiễm mặn tại địa phương và đề nghị Bộ Xây dựng hướng dẫn xuất khẩu.
Theo Bộ Xây dựng, chủ trương đã huy động được nguồn lực từ các doanh nghiệp, một số tuyến luồng, cửa sông, cảng biển được khơi thông, tạo điều kiện cho tàu thuyền đi lại thuận lợi, góp phần tiêu thoát lũ nhanh, tăng cường khả năng khai thác của các bến cảng, trong đó có các dự án phục vụ mục đích an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế biển của các tỉnh ven biển, giảm bớt chi phí nạo vét từ nguồn ngân sách, Nhà nước thu được các khoản thuế, phí từ các doanh nghiệp thực hiện dự án, tạo việc làm cho người lao động. Có thể kể đến một số dự án như: Ở cửa Hội (Nghệ An và tỉnh Hà Tĩnh), cửa Gianh (Quảng Bình), cửa Đề Gi (Bình Định), cửa Đà Diễn (Phú Yên), cửa sông Cái (Ninh Thuận), cửa Bến Lội - Bình Châu (Bà Rịa-Vũng Tàu), luồng phục vụ quân sự tại Vùng 4 Hải quân (Khánh Hòa) và Vùng 5 Hải quân (Kiên Giang).
Kết quả tổng hợp, từ năm 2013 đến nay, Bộ GTVT, Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Quốc phòng và UBND các tỉnh đã lập và phê duyệt 40 dự án với khối lượng cát nhiễm mặn tận thu khoảng 250 triệu m3. Bộ Xây dựng đã tổ chức kiểm tra 40 dự án và có văn bản hướng dẫn 38 dự án với khối lượng 45,4 triệu m3, bằng 18,16% khối lượng đã được phê duyệt của các Bộ, ngành địa phương. Hiện tại có 21 dự án đã triển khai nạo vét và xuất khẩu cát nhiễm mặn, còn lại 17 dự án chưa triển khai.
Cần sự đồng thuận
Tuy nhiên, công tác lập, thẩm định, phê duyệt của một số dự án và lựa chọn đơn vị thực hiện dự án còn bất cập và hạn chế, chưa chọn được đơn vị có đủ năng lực triển khai dự án nên thời gian thực hiện kéo dài. Công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường chưa lường hết được tác động phức tạp của quá trình nạo vét đến môi trường. Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương trong công tác kiểm tra, giám sát, trao đổi thông tin số liệu về khối lượng cát nhiễm mặn xuất khẩu của các dự án chưa thường xuyên. Công tác phổ biến tuyên truyền về chủ trương xã hội hóa việc nạo vét chưa kịp thời và đầy đủ, chưa công khai minh bạch trong việc thực hiện dự án để tạo sự đồng thuận.
Bên cạnh đó, do năng lực có hạn, việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án kéo dài, chưa chấp hành nghiêm túc, đầy đủ các quy định trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã phê duyệt, chưa cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời cho cơ quan báo chí để nắm rõ mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện dự án.
Cát nhiễm mặn tận thu từ dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch tại cửa sông, cảng biển chưa đáp ứng được tiêu chuẩn, quy chuẩn sử dụng trong các công trình xây dựng, chủ yếu sử dụng để lấp trũng các khu vực ven biển.
Bộ Xây dựng cho biết, để có căn cứ chỉ đạo chủ trương sử dụng cát nhiễm mặn tận thu từ các dự án nạo vét khơi thông luồng tại cửa sông, cảng biển và tăng cường công tác quản lý các dự án nạo vét khơi thông luồng tại các cửa sông, cảng biển, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ TN&MT báo cáo tình hình và dự báo khả năng bồi lắng cát tại các luồng lạch, cửa sông cửa biển. Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương sớm hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định về Quy chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải và vùng nước cảng biển. Bộ Xây dựng phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương đẩy mạnh nghiên cứu sử dụng cát nhiễm mặn phục vụ cho xây dựng trong nước; xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn sử dụng cát nhiễm mặn làm vật liệu xây dựng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ tình hình thực hiện các dự án nạo vét khơi thông luồng. UBND các địa phương rà soát, tính toán cân đối cung cầu cát sỏi xây dựng, cát nhiễm mặn và vật liệu san lấp.