Ngành thép lãi lớn vì được bảo hộ?

Thứ ba - 18/04/2017 08:36  |  987
Nhiều doanh nghiệp thép hưởng lợi ích từ chính sách phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm thép, tuy nhiên người tiêu dùng trong nước lại phải mua thép giá cao.

Theo ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), ngành thép vừa có một năm thành công. Phần lớn các doanh nghiệp thép có lợi nhuận khá tốt. Một trong những nguyên nhân được cho là nhờ biện pháp phòng vệ thương mại cho một số mặt hàng thép xây dựng và phôi thép trong nước của Bộ Công Thương, từ đó hạn chế được thép giá rẻ Trung Quốc nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước.
Lợi nhuận tăng đột biến

Theo báo cáo niên độ tài chính 2015-2016 của Tập đoàn Hoa Sen, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng trưởng ngoạn mục so với năm trước. Cụ thể, doanh thu của tập đoàn đạt 17.894 tỉ đồng, vượt 25% kế hoạch, trong đó doanh thu xuất khẩu chiếm gần 40% và lợi nhuận sau thuế đạt 1.504 tỉ đồng, tăng khoảng 130% so với niên độ trước. Đến hết năm 2016, sản phẩm của Tập đoàn Hoa Sen chiếm hơn 30% thị phần tôn mạ và hơn 20% thị phần ống thép trong nước, được tiêu thụ tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Còn Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát công bố tổng doanh thu năm 2016 đạt gần 34.000 tỷ đồng tăng 34%, lợi nhuận sau thuế đạt 6.600 tỉ đồng, tăng 89% so với năm 2015. Tính từ khi thành lập tập đoàn thì đây là năm Hòa Phát có doanh thu và lợi nhuận cao.

Không chỉ các doanh nghiệp thép tốp đầu lãi lớn mà ngay cả các doanh nghiệp có thị phần nhỏ cũng có kết quả kinh doanh vượt kỳ vọng. Đơn cử, Công ty CP Đầu tư Thương mại SMC lãi sau thuế năm 2016 đạt 368 tỉ đồng. Đây là kết quả đột phá so với mức lỗ gần 196 tỉ đồng năm 2015. Lợi nhuận tăng đột biến cũng được ghi nhận tại Công ty CP Thép Việt Ý với 73 tỉ đồng, trong khi năm 2015 doanh nghiệp này lỗ gần 52 tỉ đồng. Công ty CP Thép Dana - Ý cũng báo lãi gấp 2,5 lần so với năm 2015, đạt 24,5 tỉ đồng.
sản xuất thép
 
nganh thep lai lon vi duoc bao ho
Doanh nghiệp sản xuất thép có kết quả kinh doanh đột biến trong năm 2016. Ảnh: Tấn Thạnh

Ông Nguyễn Văn Sưa, Phó Chủ tịch VSA, đánh giá, năm 2016 là một năm rất thuận lợi với kết quả kinh doanh rất khả quan của ngành thép. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng trong đó, ông Sưa cho rằng, chủ yếu vẫn là do nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng tốt làm gia tăng nhu cầu sử dụng thép. Một nguyên nhân nữa là Bộ Công Thương áp dụng biện pháp tự vệ với các loại thép nhập khẩu, như việc áp thuế 23,3% với phôi thép và 14,2% với thép dài, đã điều kiện giúp các doanh nghiệp trong nước gia tăng tiêu thụ, sản xuất. Ngoài ra, trong năm qua, giá thép thế giới cũng như trong nước tăng liên tục cũng giúp cho các doanh nghiệp sản xuất, nhất là doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho giá rẻ lãi lớn.
Tự vệ - tự... hại!

Liên quan đến vấn đề lợi nhuận của một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước là nhờ chính sách áp dụng thuế phòng vệ thương mại của cơ quan quản lý, một số doanh nghiệp nhập khẩu thép cho rằng các chính sách đều có tính 2 mặt nhưng nên cân nhắc để có lợi cho cả nền kinh tế.

Ông Đinh Công Khương, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Thép Khương Mai nhận xét, việc áp dụng chính sách phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm thép giúp một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước thu lợi nhuận nhưng người tiêu dùng lại phải mua thép giá cao. Đặc biệt, sau khi áp thuế phòng vệ, giá thép tăng lên khiến các ngành sản xuất có thép là nguyên liệu đầu vào cũng gặp khó khăn bởi chi phí tăng, nhất là các ngành cơ khí, xây dựng…

Còn với một số mặt hàng doanh nghiệp thép trong nước chưa sản xuất được, việc áp thuế phòng vệ thương mại lại gián tiếp ảnh hưởng đến các ngành khác khiến giá bị đội lên, khó cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp trong nước sản xuất được, đủ cung cấp thì nên hạn chế nhập khẩu. Vì vậy, ông Đinh Công Khương cho rằng, chính sách của cơ quan quản lý nên cân nhắc để có lợi cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành chứ không chỉ riêng ngành thép.

Ông Đỗ Duy Thái, Chủ tịch HĐTV Công ty Thép Việt đánh giá, mặc dù cuối năm 2016, Việt Nam áp dụng biện pháp áp thuế tự vệ đối với mặt hàng thép cuộn nhưng một số nhà nhập khẩu đã 'lách' quy định, nhập khẩu thép cuộn theo mã hàng khác để trốn tránh thuế tự vệ. Vì vậy, tính chung cả năm, lượng thép cuộn nhập khẩu vẫn tăng gấp đôi so với năm 2015. Năm nay, nếu các chính sách phòng vệ thương mại được thực thi hiệu quả sẽ hỗ trợ nhiều cho sản xuất trong nước, doanh nghiệp thép trong nước sẽ phát triển được.

Nguồn tin: batdongsan.com.vn

  • Bệnh Viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn

    Bệnh Viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn

    Được xây dựng trên diện tích 25 ha của thôn Phai Trần ( Thành phố Lạng Sơn) và một phần thuộc xã Hợp Thành ( Cao Lộc).

  • Dự án Cầu Linh Cảm Hà Tĩnh

    Dự án Cầu Linh Cảm Hà Tĩnh

    Cầu Linh Cảm được xây dựng bằng BTCT và BTCT DƯL vĩnh cửu, có chiều dài 370m bắc qua sông La nằm trên QL15A tại địa phận Huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh.

  • Công trình thuỷ điện Sơn La

    Công trình thuỷ điện Sơn La

    Dự án Thủy điện Sơn La với công suất lắp đặt 2.400 MW (gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400MW) là bậc thang thứ 2 nằm trên sông Đà (sau thủy điện Lai Châu và...

  • Dự án chung cư 125 Hoàng Ngân

    Dự án chung cư 125 Hoàng Ngân

    Tổ hợp Hoàng Ngân Plaza tọa lạc tại số 125 Phố Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. được thiết kế hài hòa là sự kết hợp...

  • Khu biệt thự cao cấp Tây Đô Villas

    Khu biệt thự cao cấp Tây Đô Villas

    Tây đô Villas nằm trong khuôn viên của khu đô thị Dương Nội có tổng diện tích là 109.9ha, trong đó tổng diện tích của khuôn viên 1959 căn biệt thự là...

  • Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa

    Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa

    Nằm trong tổng thể khu đô thị mới Dương Nội, tiếp giáp giữa giao lộ Đường Vành đai 4 và đường Lê Văn Lương kéo dài. Trung tâm thương mại Phố chợ Đô...

Video