Quặng sắt lên mức cao nhất trong hơn 3 tuần

Thứ bảy - 12/06/2021 08:57  |  1308
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần giá dầu lên mức cao nhất trong nhiều năm, vàng giảm bởi USD mạnh lên, thiếc tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ, quặng sắt lên mức cao nhất trong hơn 3 tuần.
Quặng sắt lên mức cao nhất trong hơn 3 tuần

Quặng sắt Đại Liên tăng 5,9%

Giá quặng sắt tăng lên mức cao nhất trong hơn 3 tuần do tồn kho thép phục hồi tại nước sản xuất hàng đầu Trung Quốc.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 9 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc đóng cửa tăng 5,9% lên 1.247 CNY (195,19 USD)/tấn, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 19/5 tại 1.248 CNY.

Giá quặng sắt tại Singapore tăng nhẹ 0,8% lên 209,8 USD/tấn, trong đầu phiên giá đã chạm 214 USD, cao nhất kể từ ngày 13/5.

Theo công ty tư vấn Mysteel, dự trữ tại 184 nhà máy thép Trung Quốc ở mức 6,04 triệu tấn tính tới ngày 9/6, tăng 2,7% so với tuần trước.

Lo ngại về nguồn cung quặng sắt toàn cầu khan hiếm cũng thúc đẩy việc tăng giá. Quặng sắt nhập khẩu tại Trung Quốc đang giao dịch ở mức cao nhất kể từ ngày 19/5 trên 200 USD/tấn.

Tồn kho quặng sắt ở các cảng Trung Quốc xuống mức thấp nhất 4 tháng trong tuần trước, trong khi lượng nhập khẩu hàng tuần giảm.

Mối lo gia tăng khi công ty Vale SA của Brazil đã dừng sản xuất tại hai mỏ và không sử dụng một con đập vì lý do an toàn. Điều này có thể tiếp tục cản trở đà phục hồi sản lượng quặng sắt ở Brazil.

Thép thanh tại Thượng Hải tăng 3,7%, trong khi thép cuộn cán nóng tăng 3,1%. Thép không gỉ tăng 4,5% trong bối cảnh dự trữ thấp ở Trung Quốc.

 

Dầu tăng tuần thứ 3

Giá dầu tăng tuần thứ 3 liên tiếp, đạt mức cao nhất trong nhiều năm khi tốc độ tiêm vaccine Covid-19 tăng giúp dỡ bỏ các lệnh hạn chế đi lại trong đại dịch.

Chốt phiên 11/6, dầu thô Brent tăng 17 US cent lên 72,69 USD/thùng sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 5/2019. Dầu thô WTI tăng 62 US cent lên 70,91 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 10/2018. Tính chung cả tuần dầu Brent tăng 1%, dầu WTI tăng 1,9%.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong báo cáo hàng tháng rằng OPEC+ cần tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu có thể phục hồi về mức trước đại dịch vào cuối năm 2022. Ngân hàng đầu tư của Mỹ Goldman Sachs cho biết họ dự kiến giá dầu thô Brent đạt 80 USD/thùng trong mùa hè này.

Các nhà phân tích của ANZ Research cho biết lưu lượng truy cập đường bộ đang trở lại mức trước COVID-19 ở Bắc Mỹ và ở hầu hết châu Âu. Ngoài ra theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes, số giàn khoan dầu của Mỹ tăng 6 lên 365 giàn trong tuần này, cao nhất kể từ tháng 4/2020.

 

Vàng giảm 

Giá vàng giảm bởi USD mạnh lên khi một số nhà đầu tư đặt cược giá tiêu dùng của Mỹ tăng vọt gần đây chỉ là tạm thời. Vàng giao ngay giảm 1,2% xuống 1.875,31 USD/ounce. Vàng Mỹ kỳ hạn tháng 8 đóng cửa giảm 0,9% xuống 1.879,6 USD/ounce.

Chỉ số USD tăng 0,6% làm giảm sức hấp dẫn của vàng đối với các nhà đầu tư bằng đồng tiền khác. Giá vàng đã không thể vượt ngưỡng 1.900 USD/ounce sau khi Mỹ công bố số liệu việc làm lĩnh vực phi nông nghiệp và số liệu CPI.

Các nhà đầu tư đang chờ đợi theo dõi cuộc họp chính sách của Cục dự trữ Liên bang Mỹ vào tuần tới.
 

Thiếc tăng lên mức cao nhất một thập kỷ

Giá thiếc tăng lên mức cao nhất trong hơn một thập kỷ do dự đoán tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng bởi gián đoạn nguồn cung và việc vận chuyển. Thiếc trên sàn giao dịch London tăng 1,1% lên 31.545 USD/tấn. Trong phiên giá thiếc đã chạm 31.620 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 5/2011.

Câu chuyện về thiếu hụt dự kiến còn tiếp diễn. Việc phong tỏa ở Châu Á đang ảnh hưởng tới nguồn cung và nhu cầu vẫn đang tăng. Nhiều người đang tìm kiếm nguyên liệu trên thị trường giao ngay và trên sàn giao dịch.

Nguồn cung thiếc toàn cầu năm ngoái đạt khoảng 330.000 tấn, giảm đáng kể so với mức 360.000 tấn trong năm 2019. Các nguồn cung cấp bị áp lực giảm trong năm nay do ảnh hưởng của việc phong toả tại các quốc gia.

Sản lượng thiếc đã luyện của Trung Quốc ở mức 14.036 tấn trong tháng 5, giảm 8,2% so với tháng 4.

Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng vận chuyển container ở miền nam Trung Quốc đang trở nên tồi tệ hơn khi các nhà chức trách tăng cường các biện pháp khử trùng chống dịch Covid-19.

  • Bệnh Viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn

    Bệnh Viện Đa khoa Tỉnh Lạng Sơn

    Được xây dựng trên diện tích 25 ha của thôn Phai Trần ( Thành phố Lạng Sơn) và một phần thuộc xã Hợp Thành ( Cao Lộc).

  • Dự án Cầu Linh Cảm Hà Tĩnh

    Dự án Cầu Linh Cảm Hà Tĩnh

    Cầu Linh Cảm được xây dựng bằng BTCT và BTCT DƯL vĩnh cửu, có chiều dài 370m bắc qua sông La nằm trên QL15A tại địa phận Huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh.

  • Công trình thuỷ điện Sơn La

    Công trình thuỷ điện Sơn La

    Dự án Thủy điện Sơn La với công suất lắp đặt 2.400 MW (gồm 6 tổ máy, mỗi tổ máy 400MW) là bậc thang thứ 2 nằm trên sông Đà (sau thủy điện Lai Châu và...

  • Dự án chung cư 125 Hoàng Ngân

    Dự án chung cư 125 Hoàng Ngân

    Tổ hợp Hoàng Ngân Plaza tọa lạc tại số 125 Phố Hoàng Ngân, phường Trung Hòa, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội. được thiết kế hài hòa là sự kết hợp...

  • Khu biệt thự cao cấp Tây Đô Villas

    Khu biệt thự cao cấp Tây Đô Villas

    Tây đô Villas nằm trong khuôn viên của khu đô thị Dương Nội có tổng diện tích là 109.9ha, trong đó tổng diện tích của khuôn viên 1959 căn biệt thự là...

  • Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa

    Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa

    Nằm trong tổng thể khu đô thị mới Dương Nội, tiếp giáp giữa giao lộ Đường Vành đai 4 và đường Lê Văn Lương kéo dài. Trung tâm thương mại Phố chợ Đô...

Video